
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
THÀNH PHỐ THÔNG MINH – SÁNG TẠO
NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU TP. HỒ CHÍ MINH: QUÁ KHỨ - HIỆN TẠI – TƯƠNG LAI
Thời gian: từ 08 giờ ngày chủ nhật, 10/4/2019
Địa điểm: phòng 11.4 – Tòa nhà A – Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang
(nguồn ảnh: internet)
Qua 320 năm lịch sử hình thành và phát triển, Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh đã từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” của một vùng Đông Dương về văn hóa, kinh tế, xã hội và nhất là đặc trưng kiến trúc, đô thị Đông - Tây và sông nước hiếm có. Vài thập niên gần đây, quá trình đô thị hóa nhanh khiến thành phố phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng môi trường, hạ tầng kỹ thuật - xã hội quá tải, văn hóa và kiến trúc ngoại lai, hình thái đô thị đặc trưng bị biến dạng, dưới nhiều tác động của biến đổi khí hậu khiến cho hình ảnh vốn có của Thành phố dần phai mờ và khó định dạng.
Đứng trước quá trình phát triển đô thị hiện nay và làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0, Thành phố sớm nắm bắt và chủ động hòa nhập xu thế toàn cầu hóa thông qua chủ chương và cụ thể là phê duyệt đề án “Xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh” giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2025 vào tháng 11 năm 2017. Hơn thế nữa, Thành phố tập trung trọng điểm phát triển đô thị sáng tạo trên cơ sở tích hợp ba đơn vị hành chính (quận 2, 9 và Thủ Đức) trong năm qua. Đây dường như là cơ hội lớn để thành phố giải quyết được nhiều vấn nạn đô thị, tăng trưởng và bứt phá.
Kế thừa nhiều giá trị vô giá, từ những ứng xử thông minh của cha ông kiến tạo nên, một Hòn ngọc Viễn Đông của Quá khứ, để rồi chắt lọc thêm những giá trị cốt lõi (tiềm) ẩn sâu bên trong một đô thị hóa mạnh phía Nam tại thời điểm Hiện tại, là những cơ hội quý giá để Thành phố từng bước tái định vị (khẳng định) lại chính mình, tạo dựng lại thương hiệu vốn có và làm mới hình ảnh đặc trưng của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa Tương lai.
Thành phố thông minh – Xu hướng phát triển của các quốc gia trên thế giới
Bản sắc, văn hóa của đô thị hình thành từ cấu trúc, tính chất và chức năng của nó; cộng đồng dân cư duy trì cũng như góp phần biến đổi nó. Cùng với quá trình phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu của đất nước, xây dựng văn hóa đô thị ở các đô thị nước ta nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã trở thành một trong những nội dung cơ bản của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Thành phố thông minh - sáng tạo là một xu hướng phát triển của các quốc gia trên thế giới. Thương hiệu đô thị thông minh - sáng tạo của TP. Hồ Chí Minh sắp tới sẽ ra sao?
Chương trình Hội thảo Khoa học Quốc tế của Trường Đại học Văn Lang xoay quanh chủ đề Thành phố thông minh sáng tạo - nhận diện thương hiệu Thành phố HCM: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai, với 02 phiên họp chính và 13 tham luận của 10 chuyên gia trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực Kiến trúc – Quy hoạch.
Tham luận của các chuyên gia tập trung vào những vấn đề Đô thị hóa trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển cấu trúc Đô thị Thành phố thông minh. Các diễn giả tham gia tham luận là các học giả uy tín:
- PGS. TS. Johannes Widodo(Đại học Quốc gia Singapore)
- TS. KTS. Ngô Minh Hùng – Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế & Nghiên cứu khoa học Trường Đại học Văn Lang.
- TS. Nguyễn Thị Hậu - Phó Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Sử học Tp. HCM.
- Dr. Eko Nursanty – Giảng viên, nhà nghiên cứu Kiến trúc và Thương hiệu thành phố.
- TS. KTS. Trương Văn Quảng- Phó tổng thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (VUPDA)
- ThS. LS. Lin Vĩ Tuấn, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Vĩ Tuấn.
- KTS. Micheal Ling Tiing Soon – thành viên của CNU (Chủ nghĩa Đô thị mới) tại Hoa Kỳ.
- TS. Lê Hùng Tiến - Trưởng Khoa Kỹ thuật, Trường ĐH Văn Lang.
- TS. KTS Lê Quang Ninh- Nguyên Viện trưởng Viện Thiết kế xây dựng Tp.HCM
- PGS. TS. Phan Thị Hồng Xuân - Trưởng Khoa, Chủ tịch hội đồng khoa học, Khoa Đô thị học - Trường ĐH.KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á Tp.HCM, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dân tộc học – Nhân học Tp.HCM
- ThS. Andrew Stiff – Giảng viên Khoa Truyền thông và Thiết kế - Trường Đại học RMIT.
- TS. Nguyễn Quốc Tuân -Giảng viên / Phó Chủ nhiệm Khoa / Trưởng Bộ môn Kiến trúc, Khoa Kiến trúc – Công trình, Trường Đại học Phương Đông.
PGS.TS. Johannes Widodo - Giám đốc Trung tâm Tun Tan Cheng Lock về Di sản Kiến trúc và Đô thị Châu Á tại Melaka (Malaysia) và Tổng biên tập JSEAA (Tạp chí Kiến trúc Đông Nam Á của Khoa Kiến trúc, Đại học Quốc gia Singapore).
Ông nhận được bằng cấp chuyên nghiệp về Kiến trúc từ Trường Đại học Parahyangan Catholic (Badung, Inodensia, 1984), Thạc sỹ Kiến trúc từ Trường Đại học Katholieke Leuven (Bỉ, 1988) và Tiến sỹ Kiến trúc từ Trường Đại học Tokyo (Nhật Bản, 1996).
Ông là nhà sáng lập của mAAN (Mạng Kiến trúc Á châu hiện đại) và iNTA(Mạng quốc tế Kiến trúc Nhiệt đới). Ông đã từng là thành viên thẩm định cho UNESCO Châu Á Thái Bình Dương về Bảo tồn di sản văn hóa; thành viên của Hội đồng Khoa học và Hội đồng Di sản ICOMOS quốc tế; sáng lập viên và Giám đốc của Hội đồng ICOMOS Quốc gia Singapore…
Đồng chủ tọa: TS.KTS. Ngô Minh Hùng – Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế và Nghiên cứu khoa học
Trường Đại học Văn Lang
TS. Ngô Minh Hùng có hơn 23 năm kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy thực hiện và quản lý dự án chuyên ngành Bảo tồn Di sản Đô thị, Kiến trúc và Xây dựng; Quy hoạch Đô thị và Nông thôn; Môi trường tại Việt Nam, Singapore và Thái Lan; đồng thời, tham gia công tác quản lý Nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài và tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Việt Nam. Nhiều bài viết chuyên ngành của tác giả đã được đăng tải trên các ấn phẩm trong nước và quốc tế; cùng các tham luận khác được trình bày và trao đổi khoa học trong nước và trên thế giới (Mỹ, Thụy Điển, Vương quốc Bỉ, Bồ Đào Nha, Vương Quốc Anh và Pháp, Nhật Bản).

Chủ tọa phiên 2 của Hội thảo là PGS. TS. Phan Thị Hồng Xuân và TS. KTS. Nguyễn Quốc Tuân. Phiên thảo luận bàn về Tp. Hồ Chí Minh dưới góc nhìn kiến trúc và quy hoạch đô thị, Tp. Hồ Chí Minh trong mạng lưới các thành phố thông minh ở ASEAN.
Chương trình chi tiết
